Cách đây không lâu
trong buổi phỏng vấn đầu năm mới trên báo Tuổi trẻ, khi được hỏi quan điểm về
tiền bạc, chủ tịch Phạm Nhật Vượng chia sẻ: "Là công cụ, phương tiện của
mình làm việc. Trong người tôi không bao giờ có đồng nào, khi đi ra ngoài cần tiêu
gì đấy lại phải mượn lái xe". Đây là lần đầu tiên vị tỷ phú giàu nhất Việt
Nam chia sẻ khá nhiều về quan điểm cá nhân từ tiền bạc cho tới dạy con.
Tiền là phương tiện
làm việc
Quan điểm tiền bạc là
phương tiện làm việc của ông Phạm Nhật Vượng khá tương đồng với các tỷ phú khác
trên thế giới.
Chẳng hạn nhà sáng lập
Virgin Group Richard Branson từng cho biết: "Phương châm của tôi là nếu có
tiền, tôi sẽ đầu tư vào các dự án mới và không giữ tiền quanh mình". Điều
này chính là nguyên tắc cơ bản của bất kỳ người kinh doanh nào: Tiền phải đẻ ra
tiền.
Trong kinh doanh, tiền
được ví như là máu của doanh nghiệp. Nó làm cho mọi quy trình từ thiết kế, sản
xuất và tiếp thị của một sản phẩm trơn tru cũng như gia tăng hiệu quả của quản
trị. Đối với các doanh nghiệp không có tiền ý tưởng dù hay đến mấy cũng khó
thành hiện thực.
Năm 2018 doanh thu
thuần của tập đoàn Vingroup cán mốc 122,5 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 6
nghìn tỷ đồng. Năm 2019, tập đoàn này đặt mục tiêu chuyển hướng sang công nghệ
và công nghiệp. Tuy nhiên chính tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng cho biết:
"Nói đến cùng thì
Vingroup đã phải là có nhiều tiền đâu để thực hiện hàng loạt dự án lớn như thế.
Mình cũng phải đi vay và cứ phải lấy miền xuôi nuôi miền ngược để mà chiến đấu
thôi. Nhưng các dự án đều có tính thuyết phục cao nên mới vay được và lúc nào
cũng phải vay đến 50-70 nghìn tỉ, đâu phải là ít đâu".
Nói thế để thấy tầm
quan trọng phương tiện này. Đây cũng là phương tiện giúp doanh nghiệp có thể
vay vốn thực hiện các dự án lớn khác của chính tập đoàn này. Hồi đầu năm 2018,
ông Vượng từng chia sẻ thời gian đầu khi kinh doanh phải đi vay anh em, bạn bè
thậm chí vay với lãi suất cao. Tuy nhiên sau này việc đi vay thuận lợi hơn, tập
đoàn này có thể huy động vốn cả trong và ngoài nước. Thậm chí nhiều hợp đồng
vay vốn của các ngân hàng quốc tế lớn được vay tín chấp (không cần tài sản đảm
bảo).
Muốn tổ chức vận hành
trơ tru, nhân sự cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nghiên cứu của tiến sĩ Edwin
Locke thuộc Trường Kinh doanh R.H. Smith thuộc Đại học Maryland cho thấy có 4
phương pháp thúc đẩy hiệu suất của nhân viên: tiền bạc, thiết lập mục tiêu, mức
độ tham gia vào việc ra quyết định và thiết kế lại công việc để cung cấp cho
người lao động nhiều thách thức và trách nhiệm hơn. Ông nhận thấy rằng sự cải
thiện hiệu suất trung bình từ tiền là 30%, so với mức tăng hiệu suất 16% đến từ
việc thiết lập mục tiêu, hay 17% từ thiết kế lại công việc.
Ngoài ra, Locke đã xem
xét nhiều nghiên cứu về động lực và nhận thấy rằng khi tiền được sử dụng như
một phương pháp tạo động lực. Tiền luôn dẫn đến một số cải thiện về hiệu suất
của nhân viên. Tiền cũng phương tiện để nhân viên sử dụng để thỏa mãn nhu cầu
và mong muốn của bản thân. Nhân viên cũng có thể dùng tiền lương để so sánh giá
trị của họ với người khác. Do đó đối với nhà lãnh đạo công ty, tiền chính là
phương tiện để đánh thức nguồn nhân lực trong hệ thống, từ đó đạt được mục tiêu
đặt ra với doanh nghiệp.
Nhưng tiền là công cụ,
không phải mục tiêu
"Nếu động lực của
chúng tôi là tiền bạc, chúng tôi đã bán công ty từ rất lâu rồi và giờ đang nghỉ
ngơi tại các bãi biển", Larry Page - người đồng sáng lập, CEO của Alphabet
Inc. (công ty mẹ Google) từng khẳng định như vậy về chuyện tiền bạc.
Với vị tỷ phú Phạm
Nhật Vượng, ông cũng chưa bao giờ xem tiền là mục tiêu bởi "không có nhu
cầu gì nhiều. Cơm ăn áo mặc, nhà cửa, xe cộ... có rồi" (trong bài phỏng
vấn đầu năm 2018 với tờ báo Thanh niên). Mục tiêu của tỷ phú này được đề cập là
"làm đẹp cho đời".
"Nhà đẹp, các
công trình đẹp là vật thể, còn các giá trị về tinh thần, sức khỏe là phi vật
thể. Làm được một thương hiệu Việt Nam nổi tiếng, được tôn trọng, được đánh
giá cao trên thế giới thì đó là giá trị tinh thần cho cả dân tộc chúng ta chứ
không phải riêng Vingroup", ông Vượng cho biết.
Những người thành đạt
siêu hạng trong cuộc đời dành thời gian của họ tập trung vào tạo ra và xây dựng
giá trị chứ không phải kiếm tiền. Họ tìm cách làm giàu cho người khác, và họ
sống để cải thiện thật nhiều người có đặc quyền làm ăn với họ. Họ đưa chính họ
thoát ra khởi phương trình và tồn tại vì người khác, bằng nhiều cách. Nghịch lý
là chính họ là những người thành công và giàu có nhất.
Dĩ nhiên kiếm tiền là
rất quan trọng, nhưng nó không là động lực cơ bản nếu một người tìm kiếm
thành công đích thực. Những công ty làm ăn được đều tập trung vào lợi nhuận;
những công ty thành công thì tập trung vào mục tiêu cao hơn mình- tạo ra những
kết quả lớn lao cho khách hàng của mình và tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống
của họ.
Tiền mua được tự do ở
mức độ nào đó. Điều tốt nhất một người có thể làm để giúp người nghèo trên
thế giới này là bảo đảm bảo rằng anh không phải là một trong số họ. Họ kiếm
được cả núi tiền thậm chí đến mức thật sự không biết mình có bao nhiêu tiền,
điều đó không còn là vấn đề nữa. Họ có thể có bất kỳ thứ gì họ muốn, bất kỳ khi
nào họ thích. Nhưng với họ tiền chỉ là một phương tiện để nắm bắt, một tấm
phiếu ghi điểm mà thôi.
Toàn bộ tiền chỉ là
biểu tượng của một sự trao đổi giá trị. Với người thành công, nó chỉ có giá
trị khi tôi phân phối giá trị của mình. Với họ, nó chỉ có giá trị khi tôi phân
phối giá trị của mình. Với tôi, nó chỉ là một tiêu chuẩn so sánh, chẳng là gì
hơn, cũng chẳng là gì kém. Tiền rất quan trọng, nhưng hoàn toàn không phải là
động lực chính của họ. Tiền không phải là những gì lôi họ ra khỏi giường lúc
sớm, những không phải là những gì thúc ép họ phải đổi mới và là người cừ nhất
trên thế giới trong mọi việc tôi làm.
"Bạn không ở đây
để kiếm sống. Bạn ở đây để làm cho thế giới đầy đủ hơn, với tầm nhìn rộng hơn.
Bạn ở đây để làm giàu cho thế giới và bạn sẽ tự nghèo đi nếu bạn quên mất mục
đích đó", cựu Tổng thống Hoa Kỳ Thomas Woodrow Wilson từng khẳng định vậy.
http://cafef.vn
0 comments:
Post a Comment